Menu
  • Thời sự
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Xã hội
  • Giáo dục
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Việc làm
  • Nhân ái
  • SOS
  • English
Search
Close
Miền Trung Yêu Thương                                               14 Tỉnh thành
  • Tỉnh thành
  • Câu chuyện
  • Tin tức
  • Kết Nối
Menu
  • Tỉnh thành
  • Câu chuyện
  • Tin tức
  • Kết Nối
  • Đăng nhập
Menu
  • Đăng nhập
  • Thời sự
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Xã hội
  • Giáo dục
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Việc làm
  • Nhân ái
  • SOS
  • English
Menu
  • Thời sự
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Xã hội
  • Giáo dục
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Việc làm
  • Nhân ái
  • SOS
  • English

Người đàn ông 30 năm ‘xóa mù’ cho trẻ vùng đầm phá

Lưu Trân by Lưu Trân
6 Tháng Tư, 2021
in Câu chuyện, Giáo dục, Thừa Thiên Huế
0
Người đàn ông 30 năm ‘xóa mù’ cho trẻ vùng đầm phá
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Với ước mơ giúp lũ trẻ không thất học, cả đời lênh đênh sông nước cùng cha mẹ, 30 năm qua, ông Trần Văn Hòa mở lớp xóa mù cho hàng trăm em.

Tám giờ sáng, ông Hòa khoác chiếc áo sơ mi cũ, sửa lại cho chỉnh tề rồi thò chân đạp nổ chiếc xe máy cũ, vặn ga vượt qua con đường lởm chởm ổ gà để đến lớp. Gọi là “lớp” nhưng đó chỉ là khoảng sân của một gia đình cách nhà 3 km mà người đàn ông 63 tuổi này thuê lại, kê vài bộ bàn ghế và một chiếc bảng viết phấn. Lớp này là nơi xóa mù chữ cho 16 người lớn tuổi của xã Phú An, huyện Phú Vang do “thầy Hòa” mở.

Ông Hòa trong khoảng sân thuê làm lớp học xóa mù chữ cho 16 người lớn tuổi. Ảnh: Diệp Phan.

Hơn 30 năm trước, người dân ở khu vực Đầm Sam thuộc xã Phú An, hầu hết đều sống lênh đênh trên thuyền, làm nghề chài lưới, nay đây mai đó nên chẳng mấy người biết chữ. Ông Hòa may mắn hơn vì cha mẹ có nhà ở đất liền. Thuở bé ông được học đến lớp 10, sau đó đi bộ đội. Nhìn lũ trẻ trong xã chẳng đứa nào được đến trường, ông mở lớp học dạy chữ miễn phí ngay trong nhà mình.

“Lớp học tuy nhỏ nhưng tôi có ước mơ lớn. Tôi mong trẻ em ở vùng này biết chữ để khi lớn lên chúng có thể học thêm nghề khác để thoát nghèo. Không có chữ, tụi nhỏ chỉ có một chọn lựa là theo cha mẹ đi thả lưới. Nhưng cá mỗi ngày mỗi ít, người thì mỗi ngày mỗi đông”, ông Hòa trăn trở.

Lớp đầu tiên của “thầy Hòa” được khai giảng vào một ngày đầu năm 1990, sau khi người đàn ông đi xin được ít bộ bàn ghế cũ, bảng viết và sách giáo khoa cũ. Ban đầu chỉ vài đứa, hầu hết là con cháu trong nhà. Sau một năm, nhiều đứa trong làng cũng đến xin học, thậm chí phụ huynh ở xã khác nghe tiếng “thầy Hòa”, cũng chèo đò đưa con mình đến lớp.

Vì là lớp học xóa mù nên ông Hòa chỉ chú trọng dạy môn Tiếng Việt từ lớp một đến lớp bốn, để các em biết đọc thông, viết thạo. Sau đó, em nào có nguyện vọng học tiếp sẽ được “thầy Hòa” giới thiệu ra điểm trường chính ở trên huyện. Tuy là lớp học tình thương, nhưng ông Hòa cũng cho làm bài kiểm tra, chấm điểm và có phần thưởng cho những em đạt điểm cao.

Có lần, ông Hòa dẫn một cậu học trò đạt điểm cao nhất khi trả bài chính tả lên thành phố mua áo mới như lời hứa. Thấy cậu bé ướm thử chiếc áo mới tinh nhưng bên dưới lại là chiếc quần đã cũ mèm, người đàn ông thấy áy náy. Vậy là ông bấm bụng, lấy hết số tiền còn lại trong túi mua thêm chiếc quần cho đủ bộ. “Bộ quần áo màu tím nhạt, đến giờ tôi vẫn nhớ. Cậu bé sau này vào Nam làm ăn, có năm về quê, em ấy mang tặng tôi một chiếc áo ấm đẹp và dày dặn lắm”, ông Hòa xúc động kể.

Ngày mở lớp xóa mù với “ước mơ lớn”, có lẽ ông Hòa cũng không dám nghĩ có học trò của mình học tiếp lên tới đại học. Cậu học trò Trần Văn Muống của ông đã bước ra từ lớp học tình thương ấy đã trở thành cử nhân ngành công nghệ sinh học, Đại học Bách khoa Đà Nẵng. “Em gái tôi thuở bé cũng học lớp thầy Hòa, sau này đậu trường Đại học Nông Lâm Huế”, anh Trần Văn Muống, 33 tuổi, chia sẻ.

Mười năm sau, khi nhiều thế hệ học trò trưởng thành từ “lớp học ở góc nhà thầy Hòa”, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ đã tài trợ xây lớp học khoảng 30 m2 kiên cố cạnh nhà, trở thành “trường học” của những thế hệ trẻ em trong vùng.

Năm 2006, khi đã sang tuổi 48, “thầy Hòa” gây bất ngờ cho các học trò bằng cách đăng ký lớp học bổ túc trung học phổ thông. Suốt ba năm sau đó, lịch trình quen thuộc của người đàn ông 5 con là buổi sáng dạy chữ cho các em nhỏ, buổi chiều đi chăm hồ tôm và tranh thủ ôn bài để kịp lên lớp buổi tối.

Lúc bấy giờ, con đường mòn xuyên qua cánh đồng từ nhà ông ra đường lớn chưa được đổ bê tông. Vào mùa mưa, hành trang đi học của ông Hòa ngoài sách vở còn có một thanh tre nhỏ để gạt bùn bám vào bánh xe máy. Mùa lụt, những chiều nước dâng cao, vợ ông chèo đò đưa chồng ra đường lớn, rồi canh đúng 9h tối chèo đò ra đón chồng. Sau khi lấy được tấm bằng bổ túc lớp 12, ông Hòa học thêm 3 tháng lớp nghiệp vụ sư phạm để nâng cao kỹ năng dạy học. Ông có nguyện vọng thi tiếp ngành cao đẳng sư phạm tiểu học nhưng tính lại, nếu đi học thì ban ngày không thể duy trì được lớp xóa mù nên bỏ ý định. “Tôi không tham tấm bằng. Tôi đi học để động viên, làm gương cho tụi nhỏ thôi”, ông Hòa nói.

Khoảng 10 năm nay, nhiều phụ huynh vùng này đã chú trọng hơn vào việc đầu tư cho con em đến trường. Ông Hòa chỉ còn nhận dạy vài em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, sau trận bão lớn hồi cuối năm ngoái, căn nhà và lớp học bị hư hỏng nặng. Để sửa nhà, sửa lớp, ông tạm cho các em học sinh nghỉ.

Tuy nhiên, lớp xóa mù chữ cho 16 học viên lớn tuổi vẫn được duy trì. Hầu hết học trò là những người đã ngoài 40 tuổi, làm đủ nghề từ thả lưới, làm ruộng, buôn bán nên việc đến lớp không được đều đặn, bữa đi đầy đủ, bữa bận việc nhà lại xin nghỉ. “Mùa đông, trời lạnh cắt da, vì lớp chỉ có hai chị em nên tôi gọi bác Hòa đừng đến nữa, mà bác ấy nói: ‘Chị em có quyền nghỉ, nhưng tôi đã nhận dạy thì dù lớp có một người tôi vẫn dạy”, bà Huỳnh Thị Bảy, một học viên đã lên chức bà ngoại, cho biết.

Chị Nguyễn Anh Tâm, 27 tuổi, ở Trung tâm Phát triển cộng đồng và Công tác xã hội Codes (Huế) kể lại một kỷ niệm: “Ngày 20/11/2015, nhóm của mình mang giỏ hoa đến thăm thầy Hòa. Sau khi nghe tụi mình chia sẻ về việc muốn tri ân việc gieo chữ cho trẻ em nơi đây, thầy cầm giỏ hoa, đặt lên bàn thờ ba mẹ mình rồi khóc và nói: Mẹ ơi, con không ngờ có ngày lại được coi như là một người thầy. Ba mẹ phù hộ cho con có sức khỏe, con nguyện làm việc này đến khi không còn sức thì thôi”.

Chứng kiến người đàn ông gần 60 tuổi khóc vì lần đầu được chúc mừng nhân ngày nhà giáo, những người xung quanh đều rơi nước mắt.

Theo VNE

Tags: lớp tình thươngmiễn phíPhong cách sốngthầy giáoThừa Thiên Huếtiểu họcxóa mù chữ
Previous Post

Trâu, bò ở Phú Yên chết vì bệnh lở mồm long móng

Next Post

Đà Nẵng siết chặt phòng, chống dịch Covid-19 trước kỳ nghỉ 30/4

Lưu Trân

Lưu Trân

Next Post
Đà Nẵng siết chặt phòng, chống dịch Covid-19 trước kỳ nghỉ 30/4

Đà Nẵng siết chặt phòng, chống dịch Covid-19 trước kỳ nghỉ 30/4

Discussion about this post

No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Những điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở miền Trung và Tây Nguyên
  • Biển Đông xuất hiện vùng áp thấp, từ miền Trung trở vào Nam Bộ mưa lớn
  • Biển Đông có khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tuần sau
  • Lũ quét ở Kỳ Sơn cuốn trôi nhiều nhà dân, 1 người chết
  • Khắc phục hậu quả bão Noru, nhanh chóng hỗ trợ nhân dân ổn định đời sống

Phản hồi gần đây

    Giới thiệu Miền Trung Yêu Thương

    • Về Chúng tôi
    • Tỉnh thành
    • Câu chuyện
    • Kết nối
    • Tin tức

    Tỉnh thành

    • Thanh Hóa
    • Nghệ An
    • Hà Tĩnh
    • Quảng Bình
    • Quảng Trị
    • Thừa Thiên Huế
    • Đà Nẵng
    • Quảng Nam
    • Quảng Ngãi
    • Bình Định
    • Phú Yên
    • Khánh Hóa
    • Ninh Thuận
    • Bình Thuận
    Menu
    • Thanh Hóa
    • Nghệ An
    • Hà Tĩnh
    • Quảng Bình
    • Quảng Trị
    • Thừa Thiên Huế
    • Đà Nẵng
    • Quảng Nam
    • Quảng Ngãi
    • Bình Định
    • Phú Yên
    • Khánh Hóa
    • Ninh Thuận
    • Bình Thuận

    Tin tức

    • Thời sự
    • Kinh tế
    • Văn hoá
    • Xã hội
    • Giáo dục
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Việc làm
    • Nhân ái
    • SOS
    • English
    Menu
    • Thời sự
    • Kinh tế
    • Văn hoá
    • Xã hội
    • Giáo dục
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Việc làm
    • Nhân ái
    • SOS
    • English

    Kết nối

    • Doanh nghiệp
    • Hợp tác
    • Cộng đồng MTYT
    • Hỗ trợ khẩn cấp

    Mạng xã hội Miền Trung yêu thương

    • Trụ sở chính: 82 Ung Văn Khiêm, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
    • Văn phòng đại diện: 80/14 Đường số 17, Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
    • Liên hệ hợp tác: 0963 376 037
    • Hotline: 0963 376 037 / 0868 477 196
    • Email: mientrungyeuthuong.mxh@gmail.com
    Facebook
    Twitter
    Youtube
    Instagram
    Linkedin

    Quản lý và vận hành bởi  đơn vị 
    Công ty Cổ phần Miền Trung Yêu Thương 

    Bản quyền thuộc về Doanh nghiệp Xã hội Miền Trung Yêu Thương.  Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại www.mientrungyeuthuong.vn  có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng  và Chính sách bảo mật của chúng tôi.

    Giấy phép số 121/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 24 tháng 2 năm 2021

     

    2021 Copyrights & Protected by Mientrungyeuthuong.vn