Menu
  • Thời sự
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Xã hội
  • Giáo dục
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Việc làm
  • Nhân ái
  • SOS
  • English
Search
Close
Miền Trung Yêu Thương                                               14 Tỉnh thành
  • Tỉnh thành
  • Câu chuyện
  • Tin tức
  • Kết Nối
Menu
  • Tỉnh thành
  • Câu chuyện
  • Tin tức
  • Kết Nối
  • Đăng nhập
Menu
  • Đăng nhập
  • Thời sự
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Xã hội
  • Giáo dục
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Việc làm
  • Nhân ái
  • SOS
  • English
Menu
  • Thời sự
  • Kinh tế
  • Văn hoá
  • Xã hội
  • Giáo dục
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Việc làm
  • Nhân ái
  • SOS
  • English

Cách thoát hiểm khi bị lạc trong rừng, núi

Bùi Ngoan by Bùi Ngoan
27 Tháng Mười Một, 2020
in SOS
0
Cách thoát hiểm khi bị lạc trong rừng, núi
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nếu bị lạc trên núi cao, bạn có thể xếp đá thành chữ hoặc đốt ba đống lửa nhỏ cạnh nhau thành hình tam giác để tạo tín hiệu cầu cứu.

Ngày 22/11, 27 học sinh lớp 12 chuyên Vật lý, trường THPT chuyên Bắc Kạn, bị lạc đường khi đi dã ngoại trên núi Khau Mồ, cách trường khoảng 15 km. Sau 3 tiếng mắc kẹt trên núi cao 1.200 m, không có sóng điện thoại, trời tối nhanh, sương mù nhiều, nhóm học sinh được công an tỉnh Bắc Kạn tìm thấy.

Từ thực tế trên và nhiều vụ du khách lạc trong rừng núi, đại úy Nguyễn Danh Luân, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, chia sẻ một số kỹ năng sinh tồn cơ bản để thoát hiểm.

Trước khi đi

Trước khi đi thám hiểm rừng, núi, bạn cần tìm hiểu địa hình, hệ thực vật khu vực đó và những mối nguy hiểm có thể gặp phải thông qua việc tra cứu trên mạng và hỏi người bản địa, người có kinh nghiệm.

Sau đó, bạn nên chuẩn bị những đồ dùng cần thiết như quần áo đủ ấm, chăn màn, võng, dao, kéo, bật lửa, đèn pin, la bàn, bản đồ, gương, đồ ăn, nước, điện thoại, sạc pin dự phòng và một số thuốc cơ bản. Những đồ vật này cần nhỏ gọn, phù hợp với thể lực của từng người, tránh mang vác quá nặng gây mất sức hoặc phải bỏ bớt đồ trong quá trình di chuyển.

Ngoài ra, có thể mang theo các lon nước ngọt, khi cần thiết có thể dùng như chiếc nồi, đun sôi nước uống và thông báo cho người thân lịch trình đi, về.

Nếu đi trong ngày, chăn, màn và võng có thể không cần thiết, quần áo cũng chỉ nên mang gọn nhẹ. Khi di chuyển, bạn nên bỏ áo trong quần để tránh bị vướng vào các cành cây và bị động vật nhỏ bay vào trong người.

Khi chưa có nhiều kinh nghiệm, tốt nhất là nên đi với người dân bản địa hoặc những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn.

Nếu bị lạc

Trường hợp bị lạc ban ngày, trời nhiều sương mù và không có sóng điện thoại, việc đầu tiên cần làm là bình tĩnh, không la hét hay hoảng loạn vì sẽ khiến bạn mất sức rất nhanh. Bạn có thể dùng bản đồ giấy, la bàn trong điện thoại để xác định phương hướng.

Khi di chuyển tìm đường, bạn nên đánh dấu đường đi bằng dây, khắc lên cây hoặc tận dụng những đồ vật mang theo. Nếu đi đông người, để tránh lạc nhau, cần chọn ra một người dứng đầu dẫn đường, cả đoàn nắm tay nhau di chuyển chậm.

Nếu trời đã tối, bạn nên hạn chế di chuyển mà tìm một vị trí cao, rộng rãi và tán cây không quá um tùm để phát tín hiệu bằng đèn flash ở điện thoại, đèn pin hoặc đốt lửa. Khi cảm thấy mệt mà không thể tìm được đường ra, bạn nên ngủ lại để sáng mai tiếp tục di chuyển.

Lúc ngủ, bạn cần tìm vị trí có thân cây đổ, cố gắng bịt kín cơ thể để tránh muỗi, vắt. Nếu đi đông người, cả đoàn nên nằm gần nhau, phân công người túc trực, canh gác để nghỉ ngơi an toàn hơn.

Ảnh: Shutterstock.

Cách duy trì sự sống và làm tín hiệu cầu cứu

Về tín hiệu cầu cứu, bạn có thể la hét, đập đá vào nhau. Nếu lên được đỉnh núi, bạn có thể xếp đá thành chữ hoặc đốt ba đống lửa nhỏ cạnh nhau tạo thành hình tam giác. Trong điều kiện thời tiết khô ráo, có nắng, bạn dùng gương để phản chiếu gây sự chú ý.

Một số người đi rừng chuyên nghiệp còn mang pháo sáng, cồn để đốt lửa nếu lá cây, củi quá ẩm ướt. Để tránh gây cháy rừng, địa điểm đốt phải ít cây cỏ xung quanh, bạn đốt thành đám cháy nhỏ và phải ở đó để trông coi, không nên châm lửa rồi đi nơi khác.

Nếu không mang nhiều thức ăn, bạn cần tìm nguồn nước ngọt để duy trì sự sống bởi con người chỉ chịu được 3-4 ngày thiếu nước. Bạn nên lần theo ong hoặc ruồi bởi ong thường làm tổ cách nguồn nước ngọt một vài km, còn ruồi cách vài trăm mét. Các vết xói mòn trên nền đất có thể dẫn bạn đến suối nước, thậm chí bạn cũng có thể uống sương. Trường hợp bị kẹt lại lâu hơn, bạn phải tìm đến trái cây rừng để duy trì sự sống.

Giả sử không may bị thương, bạn cần sơ cứu bằng bông, gạc mang theo, gãy tay thì dùng cành cây cố định rồi băng lại. Nếu bị nặng hoặc chân không di chuyển được xa, tốt nhất là nhóm lửa tại vị trí thuận lợi để chờ sự trợ giúp.

Theo VNE

Tags: bị lạccách thoát hiểm khi bị lạc trong rừng núicứu nạn cứu hộthoát hiểm
Previous Post

Giá dê và cừu tại Ninh Thuận, Bình Thuận liên tục tăng cao

Next Post

Khánh Hòa thiếu vốn giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam ​

Bùi Ngoan

Bùi Ngoan

Next Post
Khánh Hòa thiếu vốn giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam ​

Khánh Hòa thiếu vốn giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam ​

Discussion about this post

No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Những điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở miền Trung và Tây Nguyên
  • Biển Đông xuất hiện vùng áp thấp, từ miền Trung trở vào Nam Bộ mưa lớn
  • Biển Đông có khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tuần sau
  • Lũ quét ở Kỳ Sơn cuốn trôi nhiều nhà dân, 1 người chết
  • Khắc phục hậu quả bão Noru, nhanh chóng hỗ trợ nhân dân ổn định đời sống

Phản hồi gần đây

    Giới thiệu Miền Trung Yêu Thương

    • Về Chúng tôi
    • Tỉnh thành
    • Câu chuyện
    • Kết nối
    • Tin tức

    Tỉnh thành

    • Thanh Hóa
    • Nghệ An
    • Hà Tĩnh
    • Quảng Bình
    • Quảng Trị
    • Thừa Thiên Huế
    • Đà Nẵng
    • Quảng Nam
    • Quảng Ngãi
    • Bình Định
    • Phú Yên
    • Khánh Hóa
    • Ninh Thuận
    • Bình Thuận
    Menu
    • Thanh Hóa
    • Nghệ An
    • Hà Tĩnh
    • Quảng Bình
    • Quảng Trị
    • Thừa Thiên Huế
    • Đà Nẵng
    • Quảng Nam
    • Quảng Ngãi
    • Bình Định
    • Phú Yên
    • Khánh Hóa
    • Ninh Thuận
    • Bình Thuận

    Tin tức

    • Thời sự
    • Kinh tế
    • Văn hoá
    • Xã hội
    • Giáo dục
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Việc làm
    • Nhân ái
    • SOS
    • English
    Menu
    • Thời sự
    • Kinh tế
    • Văn hoá
    • Xã hội
    • Giáo dục
    • Ẩm thực
    • Du lịch
    • Giải trí
    • Việc làm
    • Nhân ái
    • SOS
    • English

    Kết nối

    • Doanh nghiệp
    • Hợp tác
    • Cộng đồng MTYT
    • Hỗ trợ khẩn cấp

    Mạng xã hội Miền Trung yêu thương

    • Trụ sở chính: 82 Ung Văn Khiêm, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
    • Văn phòng đại diện: 80/14 Đường số 17, Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
    • Liên hệ hợp tác: 0963 376 037
    • Hotline: 0963 376 037 / 0868 477 196
    • Email: mientrungyeuthuong.mxh@gmail.com
    Facebook
    Twitter
    Youtube
    Instagram
    Linkedin

    Quản lý và vận hành bởi  đơn vị 
    Công ty Cổ phần Miền Trung Yêu Thương 

    Bản quyền thuộc về Doanh nghiệp Xã hội Miền Trung Yêu Thương.  Sử dụng nội dung ở trang này và dịch vụ tại www.mientrungyeuthuong.vn  có nghĩa là bạn đồng ý với Thỏa thuận sử dụng  và Chính sách bảo mật của chúng tôi.

    Giấy phép số 121/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 24 tháng 2 năm 2021

     

    2021 Copyrights & Protected by Mientrungyeuthuong.vn